Mùa Giáng Sinh lại trở về với chúng ta. Quý vị làm gì để chuẩn bị cho Giáng Sinh? Có lẽ quý vị đã gởi thiệp chúc mừng Giáng Sinh, đang suy tính mua quà gì cho ai, mời ai đến dự tiệc Giáng Sinh. Sau nhiều năm dự lễ Giáng Sinh tại đất nước này, quý vị đã biết phần nào về câu chuyện Giáng Sinh và có lẽ cũng quen thuộc với những bài ca Giáng Sinh, nhưng quý vị có bao giờ nghe về Những Kỳ Quan của Giáng Sinh chưa? Năm 2002 trong một chương trình phát thanh Giáng Sinh, Mục sư Harold Sala nói về Mười Kỳ Quan của Giáng Sinh, chúng tôi xin chia xẻ lại mười kỳ quan đó trong Câu Chuyện Gia Đình hôm nay. Mục sư Sala nói: “Trong Kinh Thánh có hơn 365 danh hiệu và từ ngữ chỉ về Chúa Cứu Thế Giê-xu, nhưng không từ ngữ nào đẹp cho bằng từ ngữ mà nhà tiên tri Ê-sai đã dùng. Sách Tiên Tri Ê-sai 9:6 ghi về Chúa Cứu Thế Giê-xu như vầy: Ngài sẽ được gọi là Đấng Lạ Lùng (Đấng Kỳ diệu).” Nhìn vào cuộc đời của Chúa Cứu Thế và lời dạy của Ngài, mọi người phải công nhận Ngài thật là một Nhân Vật Kỳ Diệu. Cuộc đời Chúa Cứu Thế chúng ta thấy mười “kỳ quan” hay mười điều kỳ diệu sau đây.
1. Kỳ quan I của Giáng Sinh: Sự báo trước về những chi tiết liên quan đến sự ra đời của Chúa
Ngày nay bác sĩ có thể phỏng đoán ngày ra đời của một đứa bé nhưng cũng ít khi đúng. Chúa Giê-xu xuống trần hơn hai ngàn năm trước, và các chi tiết liên quan đến sự giáng sinh của Ngài được các nhà tiên tri thông báo nhiều thế kỷ trước ngày Chúa giáng sinh. Với Áp-ra-ham, ông tổ của người Do Thái, Đức Chúa Trời cho biết Chúa Cứu Thế sẽ đến từ một chủng tộc đặc biệt. Với Gia-cốp, là hậu tự của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời cho biết Chúa Cứu Thế sẽ sinh ra từ chi tộc Giu-đa. Với tiên tri Ê-sai, Thiên Chúa cho biết Đấng Cứu Thế sẽ đến từ một gia đình tên là Gie-sê. Sau đó, nhà tiên tri Mi-chê được Thiên Chúa cho biết nơi chốn Chúa Cứu Thế sẽ ra đời, đó là thành Bết-lê-hem, và với tiên tri Đa-ni-ên, Thiên Chúa cho biết thời điểm Đấng Cứu Thế ra đời. Tất cả mọi chi tiết liên quan đến sự ra đời của Chúa Cứu Thế đã xảy ra đúng như các nhà tiên tri đã báo trước. Đó là điều kỳ diệu đầu tiên về Chúa Cứu Thế.
2. Kỳ quan II của Giáng Sinh: Chúa Cứu Thế do một trinh nữ sinh ra
Nhà tiên tri Ê-sai trong thời Cựu Ước tuyên bố: “Chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: Nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sinh một Con Trai, và đặt tên là Em-ma-nu-ên.” (Ê-sai 7:14). “Em-ma-nu-ên” nghĩa là Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta. Hơn 700 năm sau, khi thiên sứ đến gặp trinh nữ Ma-ri, chúc mừng và cho biết nàng sẽ chịu thai và sinh hạ Chúa Giê-xu. Trinh nữ Ma-ri thưa: “Tôi chẳng hề nhận biết người nam nào, làm sao có được điều đó. Thiên sứ truyền rằng: Đức Thánh Linh sẽ đến trên ngươi, và quyền phép Đấng Rất Cao sẽ che phủ ngươi dưới bóng mình, nên Con Thánh sinh ra phải xưng là Con Đức Chúa Trời” (Lu-ca 1:34-35). Mục đích Chúa Giê-xu sinh ra làm người là để chịu chết cứu người, và Chúa phải là một người vô tội thì mới có thể chịu chết cho người tội lỗi. Sự kiện Chúa Giê-xu do một trinh nữ sinh ra đã đáp ứng điều đó.
3. Kỳ quan III của Giáng Sinh: Phẩm tính của Chúa Cứu Thế
Chúng ta được ơn cứu rỗi nhờ cái chết hy sinh của Chúa Giê-xu nhưng đời sống của Ngài là đời sống đầy dẫy những điều lạ lùng. Trong cả lịch sử nhân loại không một người nào có đời sống và bản tính cao đẹp như Chúa Giê-xu. Những người ganh ghét Ngài không tìm được một lầm lỗi hay khuyết điểm nào trong đời sống của Ngài. Phúc Âm Giăng có lần ghi lại lời Chúa thách thức những người dòm hành để bắt bẻ Ngài. Chúa nói: “Ai trong các ông có thể chứng minh rằng tôi có tội?” Và không một người nào tìm thấy Ngài có một lỗi lầm nào. Đời sống toàn hảo, với những mỹ đức công chính, thánh khiết, yêu thương, khiêm nhường của Chúa Cứu Thế là một kỳ quan khác mà mọi người đều nhìn thấy.
4. Kỳ quan IV của Giáng Sinh: Bản chất của Chúa Giê-xu
Chúa là Người hoàn toàn nhưng cũng là Đức Chúa Trời hoàn toàn. Có những lúc Chúa mệt mỏi, đói, khát như tất cả mọi người nhưng Ngài cũng là Đức Chúa Trời Toàn Năng. Trong thân xác con người có lúc Ngài bị đói nhưng là Đức Chúa Trời Toàn Năng, Ngài đã khiến năm cái bánh và hai con cá thêm nhiều lên để cho hơn năm ngàn người ăn. Trong thân xác con người có lúc Chúa mệt mỏi, nhưng là Thiên Chúa Toàn Năng, Ngài có thể nói: “Hỡi những ai đang mệt mỏi và nặng gánh ưu tư, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các con được yên nghỉ” (Ma-thi-ơ 11:28). Chúa Cứu Thế chính là ánh sáng thiên đàng cho trần gian tăm tối, là bánh thiên thượng cho những người đang nghèo đói trong tâm linh.
5. Kỳ quan V của Giáng Sinh: Những lời giáo huấn của Chúa Cứu Thế
Chúa giảng dạy với quyền năng thiên thượng. Khi Chúa phán dạy, dù nhỏ nhẹ nhưng có sức thu hút người nghe, khiến họ phải chú ý, phải thay đổi. Không ai có thể tìm thấy điều sai sót nào trong lời dạy của Ngài. Chúa phán dạy những lời đơn sơ, dễ hiểu cho mọi tầng lớp trong xã hội, nhưng lời dạy của Ngài có một sức mạnh vô biên. Từ xưa đến nay, không một nhà hiền triết hay bậc thầy nào tuyên bố những lời như Chúa Cứu Thế đã tuyên bố. Chúa nói: “Ta là bánh sự sống; ai đến cùng ta chẳng hề đói và ai tin ta chẳng hề khát” (Giăng 6:35). “Ai nghe lời ta mà tin Đấng đã sai ta thì được sự sống đời đời” (Giăng 5:24). “Ta là sự sáng của thế gian, người nào theo ta chẳng đi trong nơi tối tăm nhưng có ánh sáng của sự sống” (Giăng 8:12). Chúa là Người duy nhất tuyên bố: “Ta là đường đi, chân lý và sự sống, chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Đức Chúa Cha” (Giăng 14:6).
6. Kỳ quan VI của Giáng Sinh là những việc Chúa Cứu Thế làm
Trong thời gian ngắn ngủi sống trên trần gian, Chúa Giê-xu luôn luôn làm những việc thiện lành, những việc lạ lùng để mang lại an ủi, chữa lành, mang lại niềm vui cho mọi người. Chúa chữa lành người đau ốm, ban thị lực cho người mù, khiến người câm nói được, người què chỗi dậy và bước đi. Có lần Chúa chận một đám tang và gọi người chết sống lại; Chúa đứng trước cửa mộ và gọi người chết bước ra khỏi mộ. Chúa không cần chẩn bệnh, cũng không cần phải xét nghiệm, Ngài chỉ phán một lời là người bệnh được chữa lành.
7. Kỳ quan VII của Giáng Sinh: Cái chết của Chúa Cứu Thế
Mọi người sinh ra trên đời là để sống nhưng Chúa Cứu Thế sinh ra để chết. Mục đích của cuộc đời Ngài là chết thay cho nhân loại. Khi giảng dạy, nhiều lần Chúa nói về mục đích và cái chết của cuộc đời Ngài. Chúa nói: “Ta là Người Chăn Lành, vì chiên phó sự sống mình” (Giăng 10:11). Không ai biết mình sẽ chết như thế nào, nhưng Chúa Giê-xu biết Ngài sẽ chết cách nào và tại sao Ngài phải chết. Biết mình sẽ bị treo trên thập giá, Chúa nói: “Còn ta, khi ta đã được treo lên khỏi đất, ta sẽ kéo mọi người đến cùng ta” (Giăng 12:32).
8. Kỳ quan VIII của Giáng Sinh: Sự sống lại của Chúa Cứu Thế
Sau khi Chúa bị đóng đinh trên cây thập tự người ta chôn Ngài trong một ngôi mộ đá. Kinh thánh ghi: “Phi-lát ra lệnh cho quân lính: Các ngươi có lính canh, hãy đi canh giữ theo ý các ngươi. Quân lính đi, niêm phong mộ Ngài lại, cắt lính canh giữ lấy làm chắc chắn lắm” (Ma-thi-ơ 27:65, 66). Dù người ta dùng tảng đá lớn niêm phong mộ Chúa, đến ngày thứ ba, Ngài đã sống lại cách vinh quang, để lại ngôi mộ trống là bằng chứng rõ ràng cho thấy Ngài chính là Thiên Chúa Toàn Năng đã chịu chết để cứu người và cũng đã sống lại vinh quang.
9. Kỳ quan IX của Giáng Sinh: Sự tái lâm của Chúa Cứu Thế
Khi Chúa Giê-xu thăng thiên, ngự về trời, thiên sứ tuyên bố: “Chúa Giê-xu này, đã được cất lên khỏi giữa các ngươi, cũng sẽ trở lại như cách các ngươi đã thấy Ngài lên trời vậy” (Công vụ 1:11). Chúng ta đang sống trong thời đại gọi là thời cuối cùng, là thời điểm Chúa Cứu Thế sắp trở lại. Thánh Phao-lô cho biết, trước ngày Chúa Cứu Thế trở lại trần gian, “sẽ có những thời kỳ khó khăn, vì người ta đều tư kỷ, tham tiền, khoe khoang, xấc xược, nghịch cha mẹ, bội bạc, không tin kính, vô tình, khó hòa thuận, hay phao vu, không tự chế, dữ tợn, thù người lành… Yêu thích vui chơi hơn là yêu kính Đức Chúa Trời” (II Ti-mô-thê 3:1-40. Đây là những điều đang xảy ra khắp nơi trên thế giới, cho chúng ta thấy Ngày Chúa Giê-xu trở lại đã gần.
10. Kỳ quan X của Giáng Sinh: Quyền năng cứu rỗi nhân loại
Trước khi Chúa Giê-xu giáng sinh, thiên sứ phán truyền Giô-sép rằng Trinh nữ Ma-ri sẽ sinh một Con Trai, và ông phải đặt tên là Giê-xu, vì Người Con ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội. Trong đêm Chúa giáng sinh, thiên thần cũng báo tin cho các mục đồng: “Đừng sợ, vì ta báo cho các anh một tin lành, sẽ là niềm vui lớn cho muôn dân. Ấy là hôm nay, tại thành Đa-vít đã sinh cho cho các anh một Đấng Cứu Thế.” Đây là kỳ quan lớn nhất trong 10 kỳ quan của Giáng Sinh: Qua tình yêu và sự hy sinh lớn lao của Chúa Cứu Thế, con người được tha tội và được hưởng sự sống đời đời. Quý vị đã nhiều lần mừng lễ Giáng Sinh nhưng quý vị đã tiếp nhận “Kỳ Quan của Giáng Sinh” chưa?
Minh NguyênChương Trình Phát Thanh Tin Lành
1. Kỳ quan I của Giáng Sinh: Sự báo trước về những chi tiết liên quan đến sự ra đời của Chúa
Ngày nay bác sĩ có thể phỏng đoán ngày ra đời của một đứa bé nhưng cũng ít khi đúng. Chúa Giê-xu xuống trần hơn hai ngàn năm trước, và các chi tiết liên quan đến sự giáng sinh của Ngài được các nhà tiên tri thông báo nhiều thế kỷ trước ngày Chúa giáng sinh. Với Áp-ra-ham, ông tổ của người Do Thái, Đức Chúa Trời cho biết Chúa Cứu Thế sẽ đến từ một chủng tộc đặc biệt. Với Gia-cốp, là hậu tự của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời cho biết Chúa Cứu Thế sẽ sinh ra từ chi tộc Giu-đa. Với tiên tri Ê-sai, Thiên Chúa cho biết Đấng Cứu Thế sẽ đến từ một gia đình tên là Gie-sê. Sau đó, nhà tiên tri Mi-chê được Thiên Chúa cho biết nơi chốn Chúa Cứu Thế sẽ ra đời, đó là thành Bết-lê-hem, và với tiên tri Đa-ni-ên, Thiên Chúa cho biết thời điểm Đấng Cứu Thế ra đời. Tất cả mọi chi tiết liên quan đến sự ra đời của Chúa Cứu Thế đã xảy ra đúng như các nhà tiên tri đã báo trước. Đó là điều kỳ diệu đầu tiên về Chúa Cứu Thế.
2. Kỳ quan II của Giáng Sinh: Chúa Cứu Thế do một trinh nữ sinh ra
Nhà tiên tri Ê-sai trong thời Cựu Ước tuyên bố: “Chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: Nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sinh một Con Trai, và đặt tên là Em-ma-nu-ên.” (Ê-sai 7:14). “Em-ma-nu-ên” nghĩa là Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta. Hơn 700 năm sau, khi thiên sứ đến gặp trinh nữ Ma-ri, chúc mừng và cho biết nàng sẽ chịu thai và sinh hạ Chúa Giê-xu. Trinh nữ Ma-ri thưa: “Tôi chẳng hề nhận biết người nam nào, làm sao có được điều đó. Thiên sứ truyền rằng: Đức Thánh Linh sẽ đến trên ngươi, và quyền phép Đấng Rất Cao sẽ che phủ ngươi dưới bóng mình, nên Con Thánh sinh ra phải xưng là Con Đức Chúa Trời” (Lu-ca 1:34-35). Mục đích Chúa Giê-xu sinh ra làm người là để chịu chết cứu người, và Chúa phải là một người vô tội thì mới có thể chịu chết cho người tội lỗi. Sự kiện Chúa Giê-xu do một trinh nữ sinh ra đã đáp ứng điều đó.
3. Kỳ quan III của Giáng Sinh: Phẩm tính của Chúa Cứu Thế
Chúng ta được ơn cứu rỗi nhờ cái chết hy sinh của Chúa Giê-xu nhưng đời sống của Ngài là đời sống đầy dẫy những điều lạ lùng. Trong cả lịch sử nhân loại không một người nào có đời sống và bản tính cao đẹp như Chúa Giê-xu. Những người ganh ghét Ngài không tìm được một lầm lỗi hay khuyết điểm nào trong đời sống của Ngài. Phúc Âm Giăng có lần ghi lại lời Chúa thách thức những người dòm hành để bắt bẻ Ngài. Chúa nói: “Ai trong các ông có thể chứng minh rằng tôi có tội?” Và không một người nào tìm thấy Ngài có một lỗi lầm nào. Đời sống toàn hảo, với những mỹ đức công chính, thánh khiết, yêu thương, khiêm nhường của Chúa Cứu Thế là một kỳ quan khác mà mọi người đều nhìn thấy.
4. Kỳ quan IV của Giáng Sinh: Bản chất của Chúa Giê-xu
Chúa là Người hoàn toàn nhưng cũng là Đức Chúa Trời hoàn toàn. Có những lúc Chúa mệt mỏi, đói, khát như tất cả mọi người nhưng Ngài cũng là Đức Chúa Trời Toàn Năng. Trong thân xác con người có lúc Ngài bị đói nhưng là Đức Chúa Trời Toàn Năng, Ngài đã khiến năm cái bánh và hai con cá thêm nhiều lên để cho hơn năm ngàn người ăn. Trong thân xác con người có lúc Chúa mệt mỏi, nhưng là Thiên Chúa Toàn Năng, Ngài có thể nói: “Hỡi những ai đang mệt mỏi và nặng gánh ưu tư, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các con được yên nghỉ” (Ma-thi-ơ 11:28). Chúa Cứu Thế chính là ánh sáng thiên đàng cho trần gian tăm tối, là bánh thiên thượng cho những người đang nghèo đói trong tâm linh.
5. Kỳ quan V của Giáng Sinh: Những lời giáo huấn của Chúa Cứu Thế
Chúa giảng dạy với quyền năng thiên thượng. Khi Chúa phán dạy, dù nhỏ nhẹ nhưng có sức thu hút người nghe, khiến họ phải chú ý, phải thay đổi. Không ai có thể tìm thấy điều sai sót nào trong lời dạy của Ngài. Chúa phán dạy những lời đơn sơ, dễ hiểu cho mọi tầng lớp trong xã hội, nhưng lời dạy của Ngài có một sức mạnh vô biên. Từ xưa đến nay, không một nhà hiền triết hay bậc thầy nào tuyên bố những lời như Chúa Cứu Thế đã tuyên bố. Chúa nói: “Ta là bánh sự sống; ai đến cùng ta chẳng hề đói và ai tin ta chẳng hề khát” (Giăng 6:35). “Ai nghe lời ta mà tin Đấng đã sai ta thì được sự sống đời đời” (Giăng 5:24). “Ta là sự sáng của thế gian, người nào theo ta chẳng đi trong nơi tối tăm nhưng có ánh sáng của sự sống” (Giăng 8:12). Chúa là Người duy nhất tuyên bố: “Ta là đường đi, chân lý và sự sống, chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Đức Chúa Cha” (Giăng 14:6).
6. Kỳ quan VI của Giáng Sinh là những việc Chúa Cứu Thế làm
Trong thời gian ngắn ngủi sống trên trần gian, Chúa Giê-xu luôn luôn làm những việc thiện lành, những việc lạ lùng để mang lại an ủi, chữa lành, mang lại niềm vui cho mọi người. Chúa chữa lành người đau ốm, ban thị lực cho người mù, khiến người câm nói được, người què chỗi dậy và bước đi. Có lần Chúa chận một đám tang và gọi người chết sống lại; Chúa đứng trước cửa mộ và gọi người chết bước ra khỏi mộ. Chúa không cần chẩn bệnh, cũng không cần phải xét nghiệm, Ngài chỉ phán một lời là người bệnh được chữa lành.
7. Kỳ quan VII của Giáng Sinh: Cái chết của Chúa Cứu Thế
Mọi người sinh ra trên đời là để sống nhưng Chúa Cứu Thế sinh ra để chết. Mục đích của cuộc đời Ngài là chết thay cho nhân loại. Khi giảng dạy, nhiều lần Chúa nói về mục đích và cái chết của cuộc đời Ngài. Chúa nói: “Ta là Người Chăn Lành, vì chiên phó sự sống mình” (Giăng 10:11). Không ai biết mình sẽ chết như thế nào, nhưng Chúa Giê-xu biết Ngài sẽ chết cách nào và tại sao Ngài phải chết. Biết mình sẽ bị treo trên thập giá, Chúa nói: “Còn ta, khi ta đã được treo lên khỏi đất, ta sẽ kéo mọi người đến cùng ta” (Giăng 12:32).
8. Kỳ quan VIII của Giáng Sinh: Sự sống lại của Chúa Cứu Thế
Sau khi Chúa bị đóng đinh trên cây thập tự người ta chôn Ngài trong một ngôi mộ đá. Kinh thánh ghi: “Phi-lát ra lệnh cho quân lính: Các ngươi có lính canh, hãy đi canh giữ theo ý các ngươi. Quân lính đi, niêm phong mộ Ngài lại, cắt lính canh giữ lấy làm chắc chắn lắm” (Ma-thi-ơ 27:65, 66). Dù người ta dùng tảng đá lớn niêm phong mộ Chúa, đến ngày thứ ba, Ngài đã sống lại cách vinh quang, để lại ngôi mộ trống là bằng chứng rõ ràng cho thấy Ngài chính là Thiên Chúa Toàn Năng đã chịu chết để cứu người và cũng đã sống lại vinh quang.
9. Kỳ quan IX của Giáng Sinh: Sự tái lâm của Chúa Cứu Thế
Khi Chúa Giê-xu thăng thiên, ngự về trời, thiên sứ tuyên bố: “Chúa Giê-xu này, đã được cất lên khỏi giữa các ngươi, cũng sẽ trở lại như cách các ngươi đã thấy Ngài lên trời vậy” (Công vụ 1:11). Chúng ta đang sống trong thời đại gọi là thời cuối cùng, là thời điểm Chúa Cứu Thế sắp trở lại. Thánh Phao-lô cho biết, trước ngày Chúa Cứu Thế trở lại trần gian, “sẽ có những thời kỳ khó khăn, vì người ta đều tư kỷ, tham tiền, khoe khoang, xấc xược, nghịch cha mẹ, bội bạc, không tin kính, vô tình, khó hòa thuận, hay phao vu, không tự chế, dữ tợn, thù người lành… Yêu thích vui chơi hơn là yêu kính Đức Chúa Trời” (II Ti-mô-thê 3:1-40. Đây là những điều đang xảy ra khắp nơi trên thế giới, cho chúng ta thấy Ngày Chúa Giê-xu trở lại đã gần.
10. Kỳ quan X của Giáng Sinh: Quyền năng cứu rỗi nhân loại
Trước khi Chúa Giê-xu giáng sinh, thiên sứ phán truyền Giô-sép rằng Trinh nữ Ma-ri sẽ sinh một Con Trai, và ông phải đặt tên là Giê-xu, vì Người Con ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội. Trong đêm Chúa giáng sinh, thiên thần cũng báo tin cho các mục đồng: “Đừng sợ, vì ta báo cho các anh một tin lành, sẽ là niềm vui lớn cho muôn dân. Ấy là hôm nay, tại thành Đa-vít đã sinh cho cho các anh một Đấng Cứu Thế.” Đây là kỳ quan lớn nhất trong 10 kỳ quan của Giáng Sinh: Qua tình yêu và sự hy sinh lớn lao của Chúa Cứu Thế, con người được tha tội và được hưởng sự sống đời đời. Quý vị đã nhiều lần mừng lễ Giáng Sinh nhưng quý vị đã tiếp nhận “Kỳ Quan của Giáng Sinh” chưa?
Minh NguyênChương Trình Phát Thanh Tin Lành
No comments:
Post a Comment